Menu Đóng

CEO Hoa Việt: “Sản xuất mỹ phẩm vừa là cơ hội, vừa là thách thức”

(Dân trí) – Thị trường mỹ phẩm Việt Nam những năm gần đây được đánh giá là tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm đẹp như dưỡng da, trang điểm của người Việt đang tăng cả về mức tiêu thụ sản phẩm và tính cạnh tranh.

Thực tế này, theo ông Hồ Văn Tiền Giang, Giám đốc công ty mỹ phẩm Hoa Việt, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước.

“Thị trường phát triển thường tỷ lệ thuận với áp lực; áp lực về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, vì đâu đó vẫn còn tâm lý “sính ngoại”. Ông Giang khẳng định người tiêu dùng thích sử dụng hàng nước ngoài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm nội. Ngoài ra, áp lực với vấn nạn hàng giả, hàng nhái; cả những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh”.

CEO Hồ Văn Tiền Giang cho rằng sản xuất mỹ phẩm vừa là cơ hội vừa là thách thức

Chia sẻ về những áp lực, khó khăn, ông Giang kể: ngày doanh nghiệp ông bắt đầu khẳng định được chỗ đứng trên thị trường sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi được những nguyên liệu, tinh chất để có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp với người Việt, tạo được uy tín, cũng là lúc đối mặt với hàng loạt những khó khăn. Đó là vấn đề rất nhiều hàng giả, hàng nhái mang các nhãn hiệu và thương hiệu của Hoa Việt được bày bán tràn lan trên thị trường. Gần như tất cả các dòng sản phẩm nào bán tốt nhất đều bị làm giả, làm nhái. Điều này khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính rất “đau đầu”. Khách hàng không phải ai cũng phân biệt được, chưa kể hàng giả, hàng nhái được làm hết sức tinh vi. Vì thế, những doanh nghiệp bị giả, nhái sản phẩm phải chịu nhiều tổn thất từ vấn nạn này.

Bộ sản phẩm làm nên thương hiệu của Hoa Việt

Ngoài việc tốn công sức phối hợp với các cơ quan chức năng, quản lý thị trường điều tra, phát hiện và dẹp bỏ hàng giả hàng nhái, thì uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Sau mỗi lần bị làm giả sản phẩm, Hoa Việt lại phải tìm cách sao cho sản phẩm của mình khó có thể làm giả. Thậm chí, ban lãnh đạo công ty còn quyết tâm đầu tư xây dựng nhà máy, nâng cao chất lượng.

Cụ thể, để khắc phục tình trạng hàng nhái, hàng giả, cuối năm 2017 Công ty mỹ phẩm Hoa Việt đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Long xuyên, An Giang và được sở y tế tỉnh này cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Từ đó, công ty đã cho ra rất nhiều những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Đặc biệt, mỗi sản phẩm của công ty Hoa Việt đều được dán tem SMS (tem xác nhận hàng chính hãng) để người tiêu dùng mua đúng sản phẩm của công ty tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Những công dụng ưu việt đối với làn da của Mỹ phẩm Hoa Việt

“Bên cạnh việc bảo vệ hàng chính hãng, thì chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng để tạo sự khác biệt, cũng là cách khiến cho sản phẩm của Hoa Việt được khách hàng ghi nhận; Hiện, sản phẩm của chúng tôi cũng đã có mặt ở 23 tỉnh thành trên cả nước, chiếm thị phần lớn trong thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm ra nước ngoài, trước mắt là chinh phục thị trường Đông Nam Á”, ông Giang nói.

Đánh giá về ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay, CEO của Hoa Việt cho rằng, cần một chính sách vĩ mô cho sự phát triển ngành này. Một khi xác định ngành dược mỹ phẩm là mũi nhọn, thì các doanh nghiệp Việt sẽ có lợi thế hơn trên sân nhà, người tiêu dùng cũng sẽ có niềm tin vào mỹ phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Ngoài ra, ông Giang cũng cho rằng, Doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước cần tạo nên một thị trường và thương trường lành mạnh, nâng cao chất lượng cho mỹ phẩm nội.

Nguồn tin: Khắc Linh – dantri.com.vn

Have no product in the cart!
0